Ván ép phủ phim là vật liệu không thể thiếu trong các công trình xây dựng dân dụng hay công nghiệp, nhất là ứng dụng thi công cốp pha bê tông, làm vách ngăn, sàn,… Và một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng, độ bền công trình không thể bỏ qua độ dày của ván. Sau đây là những thông tin chi tiết giải thích lý do về tầm quan trọng của độ dày ván, cùng tìm hiểu nhé!
Độ dày ván quyết định khả năng chịu lực
Yếu tố đầu tiên giải thích lý do về việc độ dày ván ảnh hưởng đến công trình không thể bỏ qua về khả năng chịu lực. Và dĩ nhiên, một tấm ván dày sẽ chịu tải trọng tốt hơn rất nhiều so với những tấm ván mỏng, trong khi đó, thi công cốp pha, ván phủ phim lại thường phải chịu lực nén khá lớn từ khối lượng bê tông ướt, nếu không đảm bảo độ dày, ván sẽ dễ bị cong, biến dạng, thậm chí nứt gãy.
Ngược lại, với một tấm ván dày, có kết cấu chắc chắn, sẽ giúp giữ được hình khối bê tông chính xác, tránh được hiện tượng nứt vỡ, lồi lõm bê tông. Từ đó, hạn chế được việc gia cố thêm hoặc thay thế nên giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả.
Lấy ví dụ thực tế dễ hiểu, đối với các công trình đổ trần sàn hay tường dày, thì sẽ cần một tấm ván phủ phim có độ dày 18mm thay vì ván dưới 12mm chỉ thích hợp làm vách ngăn nhẹ hoặc làm khuôn đổ bê tông mỏng.
Tăng khả năng tái sử dụng
Ván có độ dày sẽ tương đương với tuổi thọ cao hơn. Và việc tuổi thọ càng cao thì càng tăng khả năng tái sử dụng được nhiều lần hơn nhờ độ cứng, ít bị bể góc, cong vênh hay bong lớp phim sau mỗi lần tháo dỡ.
Một số ví dụ điển hình cho việc tăng tái sử dụng từ ván phủ phim có độ dày như ván phủ phim 18mm có thể tái sử dụng lên đến 8 – 10 lần, trong khi đó ván phủ phim 12mm thường chỉ tái sử dụng từ 3 – 5 lần.
Điều này quyết định không nhỏ đến chi phí vật tư cốp pha, nếu biết cách đầu tư đúng cách, sẽ giúp tối ưu ngân sách hiệu quả, đặc biệt là các dự án thi công dài hạn hoặc có quy mô lớn.
Giảm nguy cơ thấm nước, hỏng lớp keo
Ván ép phủ phim mỏng thường sẽ có điểm yếu thấm nước nhanh trong quá trình thi công, các lớp keo cũng dễ bị phá vỡ dẫn đến tình trạng bong tróc, tách lớp. Ngược lại, đối với những tấm ván dày lớn với đặc tính được kết cấu từ nhiều lớp gỗ hơn nên việc bảo vệ ván khỏi tác động của nước cũng như môi trường ẩm ướt được tốt hơn.
Do đó, một tấm ván ép phủ phim dày rất quan trọng và cần thiết đối với các khu vực thi công ngoài trời như nền móng, sàn bê tông sân thượng hay các công trình thường xuyên tiếp xúc nước,… đòi hỏi nguyên liệu ván đảm bảo tính an toàn và độ bền cho toàn bộ hệ kết cấu.
Hạn chế biến dạng trong quá trình tháo lắp
Khi tháo dỡ, ván dày sẽ thường ít cong vênh, gãy mép hơn, do đó mà giữ form tốt hơn sau nhiều lần tháo lắp. Điều này cũng tạo điều kiện giúp tháo các khối bê tông khô mà không lo biến dạng cũng như đảm bảo vệ độ chính xác khi tái sử dụng các các cột bê tông, mảng tường, sàn khác,…
Tác động đến độ phẳng và thẩm mỹ bề mặt bê tông
Thông thường, khi chịu áp lực, ván mỏng sẽ có nguy cơ uốn cong, khiến bề mặt bê tông không phẳng, bị lượn sóng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tính thẩm mỹ bề mặt bê tông, nhất là các công trình biệt thự, tòa nhà văn phòng, showroom yêu cầu tính thẩm mỹ cao.
Với ván dày, mọi hạn chế từ ván mỏng sẽ được khắc phục hiệu quả nhờ độ cứng của ván, giúp bê tông có mặt phẳng mịn, đồng đều khi đổ ra và dễ hoàn thiện hơn. Do đó mà việc chà nhám, trát lại cũng sẽ không cần đến khi sử dụng loại ván này.
Độ dày ván ảnh hưởng đến tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn
Đây là điều vô cùng quan trọng và cần thiết, đặc biệt là những công trình dự án lớn, thông thường ván cốp pha sẽ được yêu cầu độ dày đáp ứng tiêu chuẩn thi công chuyên nghiệp tối thiểu sẽ là từ 15–18mm nhằm đảm bảo an toàn thi công.
Nếu sử dụng ván không đạt độ dày tiêu chuẩn có thể dẫn đến việc từ chối vị nghiệm thu, gây rủi ro tai nạn lao động, có thể làm sụp đổ cấu trúc trong quá trình đổ bê tông,…
Tính kinh tế dài hạn
Mặc dù ván dày sẽ có chi phí ban đầu khá cao so với các loại ván mỏng. Tuy nhiên, xét về số lần tái sử dụng cũng như chi phí sửa chữa nếu ván không đảm bảo chất lượng công trình thì ván dày là lựa chọn kinh tế thông minh giúp tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều. Điều này vô cùng dễ tính và dễ nhận thấy, ví dụ một công trình thi công, nếu bằng loại ván mỏng có thể mua lại sau 3 – 4 lần sử dụng và một loại ván dày mua cùng thời điểm nhưng lại có thể dùng thêm được 6 – 7 lần nữa. Hẳn bạn sẽ có câu trả lời đâu là phương án tiết kiệm nhất cho công trình của mình.
Lưu ý khi chọn độ dày ván phù hợp
Mặc dù ván dày sẽ có những ưu thế về độ bền, tính an toàn hơn rất nhiều so với các loại ván mỏng hơn. Tuy nhiên, mỗi loại ván được sản xuất với độ dày mỏng khác nhau đều có tính ứng dụng phù hợp với mục tiêu, quy mô công trình khác nhau.
Do đó, tùy vào loại công trình cũng như tần suất sử dụng ván, bạn có thể chọn lựa loại ván có độ dày phù hợp nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững cũng như hiệu quả thi công. Ví dụ:
- Đối với loại ván có độ dày <12mm: chỉ nên ứng dụng trong vách ngăn, nội thất hoặc công trình phụ không đòi hỏi quá nhiều về tính chịu lực
- Đối với loại ván có độ dày từ 12–15mm: Nên dùng cho sàn, tường mỏng hoặc cốp pha bê tông nhỏ.
- Đối với loại ván có độ dày từ 15–18mm trở lên: Đây là độ dày lý tưởng cho những công trình đòi hỏi tính chịu lực lớn và cần tái sử dụng nhiều lần như làm sàn nhà cao tầng, móng, dầm, trụ bê tông.
Nhìn chung, độ dày ván không đơn thuần là thông số kỹ thuật mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, độ bền cũng như chi phí của công trình. Do đó, khoan xét đến chi phí, hãy chú ý lựa chọn loại ván với độ dày phù hợp để vừa giúp hạn chế rủi ro kỹ thuật vừa nâng cao tuổi thọ ván mà còn mang lại tính thẩm mỹ về một bề mặt hoàn thiện đẹp, đạt chuẩn. Đây chắc chắn sẽ là yếu tố giúp bạn tiết kiệm chi phí tốt nhất cho công trình của mình đấy.